[Film Diary] The Phantom of the Opera – When the Beast lost his Beauty


Tới bây giờ, chỉ có 2 bộ phim nhạc kịch mà mình yêu thix nhất, là Moulin Rouge và Phantom of Opera. Chẳng lạ gì khi cả 2 đều là những chuyện tình đầy bi thưong. Nếu MR nồng nàn với những ca khúc vừa hiện đại vừa xưa cũ trong giai điệu Bohemien thì PotO đầy ma mị quyến rũ với những nhạc khúc Opera cổ điển.

Tất cả âm nhạc đều do nhạc sĩ/ nhà sản xuất Andrew Lloyd Weber kì cựu biên soạn, đã tạo nên thành công của PotO. Phần casting cũng là 1 yếu tố khiến bộ phim có sức lay động mạnh mẽ. Vai Bóng Ma Gerald Butler thể hiện, tuy ko dám nói là Bóng Ma xuất sắc nhất, nhưng chắc chắn là diễn xuất tuyệt vời nhất trong sự nghiệp của chú. Dù ko phải là ca sĩ opera chuyên nghiệp, nhưng chú và Emmy Rossum, lúc ấy cô mới hơn 16 tuổi, đã biểu diễn thành công những bài hát opera, khiến khán giả như đựoc bay vút trong 1 ko gian âm nhạc lãng mạn và siêu thực. Tuy ko ngầu bằng dàn dv Les Miserables hát live các bài hát và thu âm ngay lúc diễn, nhưng theo mình, cả 2 đều đã thể hiện vai trò ca hát này 1 cách xuất sắc. Mà nói đi nói lại, hát live kiểu LM ko phải phim nào cũng áp dụng đựoc. PotO dòi hỏi kĩ thuật hát quá cao, nếu ko có sự trợ giúp của phòng thu, thì các ca sị ko chuyên như Gerald khó lòng vừa diễn cho xuất thần mà vừa tập trung hát hay dc. Và mấy tay phê bình phim nào mà chê phần ca nhạc của phim này thì mình hết ý kiến. Với mình, nó xứng đáng với nghĩa của từ Perfection.

Cách dẫn dắt câu chuyện cũng là 1 thủ thuật tuyệt vời của đạo diễn Joel Schumacher. Bộ phim mở đầu ko trực tiếp đi thẳng vào câu chuyện mà gợi mở 1 cách từ từ. Dù là đang bối cảnh hiện tại, nhưng phim lại là 2 màu đen trắng tàn úa và cũ kĩ, Thế rồi khi chiếc tháp đèn đựoc thắp lên và kéo lên cao, vạn vật như bừng lên sức sống của 1 thời quá khứ huy hoàng. Hoà trong giai điệu Phantom of The Opera, toàn cảnh đổ nát bỗng khôi phục trạng thái ban đầu và cả ngôi nhà hát phút chốc thay da đổi thịt thành lộng lẫy huy hoàng trong ánh sáng sân khấu. Thề có Chúa, xem cảnh đó bao nhiêu lần là bấy nhiêu lần mình cảm thấy rùng mình như có dòng điện chạy khắp ngừoi. Và ko chỉ mình, rất nhiều ngừoi thừa nhận có cảm giác đó khi xem cảnh phim ngoạn mục này. Thiệt tình, mình cảm thấy tiếc cho phim khi năm đó ko giành dc giải Chỉ đạo nghệ thuật (Art Direction) và Hoà âm (Sound Editing) xuất sắc. Ko biết năm đó phim xuất sắc nào vựot mặt đựoc PoTo nữa. Haiz…

Âm nhạc và diễn xuất truyền cảm của 2 diễn viên chính tiếp tục là linh hồn xuyên suốt bộ phim. Và sau bao nhiêu thời gian xem lại, cảm xúc của mình vẫn vẹn nguyên như lần đầu, nếu ko nói là mình càng cảm nhận dc sâu sắc hơn cái hay của phim.

Các bài hát của PoTo luôn khiến mình phải rùng mình trong dòng chảy cảm xúc. Nhất là chuỗi bộ tứ Think Of Me – Phantom of the Opera – Music of the Night và Point of No Return. Bài yêu thix nhất của mình đưong nhiên là Music of the Night và Point of No return do Gerald thể hiện. Thi thoảng khi nghe lại 2 bài này mỗi đêm trên giừong mà thấy tâm hồn đê mê. Ôi giá như mình có thể xem dc bộ phim này 1 lần trong rạp thì coi như ko có gì phải tiếc nuối nữa. Tiếc là sinh sau đẻ muộn :<

Lời ca đầy m lực của Point of No Return khiến cho cả khán phòng (cả trong phim lẫn trong rạp) bị cuốn vào dòng cảm xúc của Christine và Phantom

 

Câu chuyện của Bóng Ma Nhà Hát đã trở thành 1 mẫu mực của tấn Bi kịch tình yêu, của một số phận lạc loài bị xã hội ruồng bỏ. Không ai biết Bóng Ma thân thế thực sự thế nào. Chỉ biết hắn là một thiên tài âm nhạc với dung mạo xấu xí và tính tình quái dị, tàn nhẫn.

Bao nhiêu năm qua mình vẫn luôn thong cảm và thưong xót cho Bóng Ma, bất kể hắn ta hai tay nhuốm máu tưoi. Làm sao có thể trách cứ tội ác của 1 thứ do chính tay con ngừoi đã tạo ra. Sinh ra với hình hài dị dạng, lớp vải đầu tiên Bóng ma đựoc khoác lên ngừoi là chiếc mặt nạ che kín gưong mặt xấu xí của mình. Cuộc đời đã lấy đi quá nhiều của 1 ngừoi,  chỉ chừa cho anh ta 1 nơi ẩn thân cuối cùng trong âm nhạc và bóng tối.

Cả nửa đời sống lén lút trong nhà hát, Bóng Ma chỉ tiếp xúc duy nhất với cô gái đã từng cứu và đưa hắn đến sống trong đừong hầm bên dứoi nhà hát, Bóng Ma chỉ 1 đam mê duy nhất khiến cuộc đời đau khổ của hắn có chút ý vị để tiếp tục là Âm Nhạc. Sống trong Ngôi Nhà của thứ Âm thanh đẹp đẽ nhât trong cõi trần tục, Bóng Ma tự học hỏi và nghiên cứu âm nhạc. Năng khiếu thiên bẩm cộng với sự chuyên tâm tìm tòi bao nhiêu năm ko bị gián đoạn biến Bóng Ma thành 1 nhạc sĩ đại tài có giọng ca tuyệt diệu. Nhưng dù có tài năng mà ko ai biết tới thì cũng có ý nghĩa chi.. Bóng Ma cuối cùng thoả hiệp với ngừoi chủ nhà hát, dùng các tác phẩm của mình để đổi lấy những đặc quyền đặc lợi: 1 số tiền hàng tháng và lô ghế danh dư trong mỗi show diễn của nhà hát, để hắn mỗi đêm đựoc tắm mình trong ánh sáng của sân khấu và âm nhạc, thứ ánh sáng duy nhất hắn có đựoc trong cuộc đời tăm tối của mình.

Cho đến 1 ngày khi gặp đựoc cô thiếu nữ Christine với chất giọng trong trẻo như thiên sứ, vì say mê giọng hát của cô Bóng Ma quyết dinh đào tạo cô và đã phải lòng cô học trò của mình. và bi kịch thật sự mới bắt đầu từ đây…

Bi kịch của Bóng Ma ko phải ở chỗ hình dạng xấu xí của hắn mà là nỗi sợ hãi bị coi là quái vật. Mình nhớ câu nói của Erik trong X-men rằng “LÀm sao anh có thể mong xã hội chấp nhận anh, khi chính anh ko thể chấp nhận dc bản thân mình.” Chính bản thân Bóng Ma cũng tự xem mình là 1 quái thai xấu xí ghê tởm, nên hắn ko tin tưỏng sẽ có ai có thể yêu thưong hắn. Mặt khác hắn lại thèm khát có dc tinh yêu. Và thế là hắn tìm cách cữong doạt và ép uổng ngừoi hắn yêu, điều mà chắc chắn ko thể đem lại tình yêu mà hắn mong muốn. Bóng Ma cuối cùng nhận ra điều đó, khi Christine hôn hắn dịu dàng, để chỉ cho hắn thấy, chỉ có sự cao thưọng và hy sinh mới là tình yêu thực sự. Vì thế hắn đã chọn hy sinh cho Christine như cách mà Christine hy sinh cho Raoul. Hắn giải phóng cho đôi uyên ưong và tự mình rút lui vào bóng đêm cô độc, mãi mãi đem theo tình yêu tuyệt vọng của hắn dành cho Thiên Thần Âm Nhạc của mình.

Để rồi thời gian trôi đi, ko còn ai nghe đến Bóng Ma, ko còn ai thấy hắn xuất hiện. Hắn hệt như 1 Bóng Ma từ trí tưỏng tưọng của con ngừoi, ko hề có thực. Khi Christine qua đời, Raoul đã mua lại hộp nhạc con khỉ, di vật duy nhất của Bóng Ma. Ko ai nói vì sao Raoul lại đi tìm lại món đồ của tình địch, nhưng chỉ có thể suy đoán rằng ông làm thế theo nguyện vọng của vợ mình. Raoul đến thăm mộ vợ để trao cho nàng món kỉ vật. Nhưng khi tới nơi thì ngay trên nấm mồ, đã có ai đó đến viếng và đặt sẵn 1 cành hồng thắm, trên thân cột một dải ruy băng đen. Giữa 1 khung cảnh trời đêm ảm đạm, màu phim vẫn chỉ là 1 nứoc đen trắng vô hồn, chỉ có bông hồng ấy đỏ thắm như 1 đoá lửa in trên nền tuyết trắng. Như minh chứng cho một tình yêu vẫn còn cháy rực trong tâm hồn của một kẻ vô danh. Một cái kết thật bùn, nhưng thật đẹp…

Yêu là biết chấp nhận bưông tay để ngừoi ấy hạnh phúc…

Nghe lại Point of No Retuen nhé. Mỗi lần nghe là thêm 1 lần rùng mình, 1 lần rớt nứoc mắt.

Lyrics:

You have come here
In pursuit of your deepest urge
In pursuit of that wish which till now
Has been silent
Silent.

I have brought you
That our passions may fuse and merge
In your mind you’ve already succumbed to me, dropped all defenses
Completely succumbed to me
Now you are here with me
No second thoughts
You’ve decided
Decided.

Past the point of no return
No backward glances
Our games of make-believe are at an end.

Past all thought of if or when
No use resisting
Abandon thought and let the dream descend

What raging FIRE shall flood the soul
What rich desire unlocks it’s door
What sweet seduction lies before us?

Past the point of no return
The final threshold
What warm unspoken secrets
Will we learn
Beyond the point of no return?

CHRISTINE: You have brought me
To that moment when words run dry
To that moment when speech disappears
Into silence
Silence.

I have come here,
Hardly knowing the reason why
In my mind I’ve already imagined
Our bodies entwining
Defenseless and silent,
Now I am here with you
No second thoughts
I’ve decided
Decided.

Past the point of no return
No going back now
Our passion-play has now at last begun.

Past all thought of right or wrong
One final question
How long should we two wait before we’re one?

When will the blood begin to race
The sleeping bud burst into bloom
When will the flames at last CONSUME us?

BOTH: Past the point of no return
The final threshold
The bridge is crossed
So stand and watch it burn
We’ve passed the point of no return.

PHANTOM: Say you’ll share with me
One love, one lifetime
Lead me, save me from my solitude *melting*

Say you want me
With you here
Beside you
Anywhere you go
Let me go too
Christine that’s all I ask of you…

5 bình luận về “[Film Diary] The Phantom of the Opera – When the Beast lost his Beauty

  1. Mình vừa xem bản phim cách đây chừng 2 tháng, phần lớn vì ban đầu không tin đó là King Leonidas/One-Two đang hát The Music of the Night. Lúc xem xong thì hỡi ơi, trong lòng cảm thấy tan vỡ như cái đèn chùm vậy :(.
    Ánh mắt của Phantom/Gerard Butler cứ ám ảnh mình mãi cho đến khi mình xem POTO 25th anniversary at the Royal Albert Hall, bản video quay lại vở kịch do các diễn viên West End tham gia và dĩ nhiên là phần âm nhạc hay hơn RẤT nhiều và phần diễn xuất thì vượt trội (có thể down về từ piratebay hay xem trên youtube :)) ). Diễn xuất của Phantom/Ramin Karimloo ở đoạn Final Lair mình chấm A+++ bởi vì ALL THE FEELS. Christine do Sierra Boggess của Broadway đóng có giọng hát đẹp và Raoul của Hadley Fraser thì rất mạnh mẽ chứ không có kiểu công tử ẻo lả nên mình rất thích :)). Các diễn viên phụ cũng vô cùng tròn vai, đặc biệt là những nhân vật hài (=. Nói chung đây có thể cho là dream cast.
    Mình xin lỗi vì quảng cáo nhiều quá nhưng thực sự là mình rất cuồng poto nhưng chẳng quen ai để cuồng cùng :((
    ps: The point of no return trg kịch siêu siêu hot

    Thích

    1. bạn biết không, mình từng nghĩ, phải chăng nghệ thuật pháp quá đánh vào lòng người, kinh đô ánh sáng paris, thành phố của tình yêu, lại là nơi được chọn để nuôi những con quái vật do con người tạo nên, người nhạc sĩ bóng ma của nhà hát, tên gù khéo tay của nhà thờ đức bà, cả 2 đều sống cô độc vì sự khác nghiệt của con người, đều hi sinh tất cả vì tình yêu duy nhất của đời họ, mà cũng là tình yêu duy nhất họ từng được nhận trong cả cuộc đời, cuối cùng chỉ có thể quay lại vào bóng tối để nàng công chúa của họ sống bên hoàng tử hoàn mỹ, ánh mắt ám ảnh của bóng ma, cái bóng dáng khập khiển khi trốn lại vào nhà thờ của tên
      cái kết của tiểu thuyết của cả 2 thì buồn đến không tả được, bóng ma chết trong cô độc, còn tên gù, không biết là may mắn hay buồn hơn, khi nữ chính chết vì sự phụ bạc người nàng yêu, để rồi tên gù chôn chung với xác nàng

      Thích

      1. Tính lãng mạn trong Âm Nhạc, Văn Học và nghệ thuật của Pháp rất cao. Họ ca ngợi tình yêu và cho rằng đó là thứ đáng để con người hy sinh và dâng hiến tất cả. Đặc biệt đối với tình yêu bi kịch, dù là kết cục bi thảm, nhưng tình yêu trong các tác phẩm này luôn trọn vẹn và “có hậu” theo cách riêng. Có thể nói vẻ đẹp của tình yêu vẫn dc giữ gìn bất chấp cái chết và sự phụ bạc của người đời. Mình nghĩ đó là lý do mà người ta vẫn say mê cái chất bi kịch của Bóng Ma nhà hát hay Thằng gù nhà thời Đức bà 🙂

        Thích

Speak up my dear! What do you think?