[Film Review] Casino Royale (2008) – Phần 1


Đang lúc hứng viết về James Bond thì thôi thừa thắng xông lên ôn lại kỉ niệm xưa luôn. Skyfall còn chưa đầy 1 tháng nữa là công chiếu, cũng là lần cuối Daniel Craig làm 007. Tự dưng thấy buồn buồn. Từ nay sẽ ko còn Bond của anh để xem nữa. Daniel ko phải là dv mình đặc biệt quan tâm yêu thix. Ngoài 007 ra, mình ko có hứng thú với cái phim khác của anh (dù là có xem kha khá). Nhưng chính Daniel đã khiến dòng phim điệp viên cổ xưa này hồi sinh và ăn khách trở lại khi nó đã dần trở nên nhàm chán và đi vào lối mòn. Sau Daniel có thêm bao nhiêu phim và diễn viên thủ vai Bond nữa thì mình ko biết, nhưng mình chắc rằng, anh sẽ luôn được nhớ tới như là chàng dv tóc vàng người Mỹ đóng James Bond đột phá và ấn tượng nhất của thập niên này.

Sự thật thì trong 3 phần Bond anh đóng, phần duy nhất mình thix là Casino Royale. Quantum of Solace đáng buồn mà nói là một cái bóng mờ nhạt.. Skyfall tuy chưa chưa xem nhưng mình dám chắc rằng dù nó có hay đến đâu đi nữa cũng ko thể thắng nổi vị trí của CR trong lòng mình. Nó là một trong những bộ phim yêu thix nhất của mình và là No.1 Bond film, đã và sẽ luôn luôn là như thế.

Điều đặc biệt của chàng 007 là sẽ ko bao giờ già đi và có thể được hồi sinh bất kể bao nhiêu lần tuỳ theo trí tưởng tượng của các nhà biên kịch. Nhưng để refresh định nghĩa phim Bond, lái nó thoát khỏi cái bóng của loại phim điệp viên chuyên xài gadgets xịn và thix phiêu lưu tình ái với các chân dài trong suốt 4 thập kỉ qua lại là chuyện khác. Làm thế nào để thay da đổi thịt cho Bond mà ko làm mất đi chất “Bond”?

Hẳn việc đầu tiên là phải có được 1 kịch bản thật xịn. Mình ko biết ai là người nảy ra ý tưởng reboot series Bond lại từ đầu nhưng mình rất muốn cảm ơn người đó. Một Bond thạo nghề lẫn nghệ thì ai cũng biết rồi. Thế còn một Bond mới chập chững bước vào sự nghiệp điệp viên thì sao? Câu hỏi đó mở ra một khía cạnh khai thác hoàn toàn mới về nhân vật điệp viên già cỗi này. Với định hướng đó, Casino Royale, cuồn tiểu thuyết đầu tiên của Ian Fleming được chọn phóng tác. Vấn để chính còn lại chỉ là diễn viên.

Ai có thể thix hợp là một James Bond của thế kỉ 21? Nhiều cái tên được dự đoán, nhưng bất ngờ thay, người được chọn mặt gửi vàng lại là Daniel, một diễn viên hạng trung người Mỹ, tóc vàng mắt xanh. Nội cái chuyện ngoại hình và quốc tịch thôi Daniel đã ăn phải hàng tấn gạch đá từ dư luận. Đặc biệt giới hâm mộ Bond series sẽ không đời nào chấp nhận để James Bond của họ bị Mỹ hoá. Lại một quyết định hết sức táo bạo và nguy hiểm từ phía nhà sản xuất. Nguy hiểm, nhưng sáng suốt.

Bất chấp áp lực dư luận nặng nề, Casino Royale ngay từ buổi công chiếu đã gây sửng sốt cho giới phê bình. Thậm chí nó cuốn sạch mọi định kiến trước đó của công luận đối với Daniel. Casino Royale tạo nên cơn sốt Bond mắt xanh khắp thế giới. Màn mở đầu ngoạn mục với hơn 40 triệu tiền vé vào trung tuần tháng 11 năm 2006. Tổng cộng doanh thu của Casino Royale đạt xấp xỉ gần 600 triệu Mỹ kim. Vậy là nhờ những quyết định táo bạo của mình, hãng MGM thu lời gấp 4 từ số vốn đầu tư ban đầu 150 triệu đô la và Daniel Craig, từ anh chàng vô danh không ai nhớ mặt nghiễm nhiên trở thành siêu sao nhất nhì Hollywood.

Đương nhiên tất cả thông tin trên mãi sau này mình mới tìm hiểu đây thôi. 6 năm trước đây chẳng buồn mà tra cứu xem tại sao người ta lại la ó phản đối Daniel. Chà, mà nếu ko có vụ ầm ĩ đó, chắc mình cũng ko đã ko đi xem Casino Royale (cũng chả nhớ là xem ở rạp nào nữa). Uh` thì ko phải do quan tâm chuyện scandal, nhưng 007 lúc nào cũng là đề tài điện ảnh nóng hổi mà. Đã ra rạp thì xem thôi.

Mình ko nhớ trước đó mình đã từng xem một Bond movie nào chưa. Có lẽ là rồi, có lẽ là phim của Brosnan. Nhưng có lẽ là ấn tượng nhạt nhoà lắm chứ ko như d/v CR. Một bộ phim khiến mình phải nín thở theo cả nghĩa đen lẫn bóng. Có lẽ d/v 1 cô bé 14 tuổi thì dễ bị ấn tượng thôi, nhưng sau đó mình đã xem lại rất nhiều lần trên TV, trên đĩa và bây giờ là online. Hiểu thêm nhiều chi tiết của phim hơn nhưng cảm xúc thì không hề thay đổi.

Đầu tiên phải nói đây là phim có phần mở đầu ấn tượng nhất mình từng xem. Khung cảnh mùa đông ở Prague vốn ảm đảm, lạnh lẽo, lại còn là những thước phim trắng đen. Nó gợi nhớ cho mình những bộ phim điệp viên kiểu cũ, nhưng theo một hướng rất hiện đại. Lời thoại sắc sảo, ngầu đúng chất điệp viên. Bond đột nhập vào văn phòng làm việc của một tviên chức tham nhũng của MI6, xen lẫn là những đoạn hồi tưởng anh ta vật lộn với tên giao liên. Cảnh tĩnh và động xen lẫn tạo sự dồn dập và kịch tính tức thì. Sự điềm tĩnh và lạnh lùng trong cách đối đáp cũng như vô hiệu hoá đối tượng của Bond cộng với màu phim đen trắng rạch ròi giúp nổi bật tính cách của chàng điệp viên trẻ. Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu: he’s very good at what he’s doing.

Cảnh hành động mở màn của Casino Royale vô cùng ấn tượng. Khán giả lập tức được giới thiệu hình ảnh 1 Daniel Craig trong vai James Bond như 1 sát thủ nhà nghề chính hiệu, vô cùng lạnh lùng nhưng ko kém phần quyền rũ.

Cảnh mở màn kết thúc với 2 cái chết, đúng như lời Bond đã báo trước, là 2 sinh mạng đầu tiên anh giết để chính thức trở thành điệp viên 007. End for the credit scene (và cũng phải nói thêm, đó là phần credit scene hay nhất trong 22 phim Bond mình từng xem [vâng, mình xem đủ 22 phim rồi], cả về âm nhạc lẫn hiệu ứng, sẽ nói thêm về phần này sau).

Xem clip Meet James Bond (Casino Royale) (lưu ý clip có tính bạo lực, cân nhắc trước khi xem)

Chính vì giỏi nên Bond cũng rất cao ngạo và liều lĩnh (arrogant and reckless). Một đặc điểm khác giúp phân biệt 1 Bond lão luyện với anh Bond trẻ trâu mới được lên lon double-0. Màn truy đuổi tên chế bom rồi xới tung cả cái đại sứ quán Nambutu là một ví dụ điển hình (nhân tiện, one of the best chasing scenes in 2006). Bond lẽ ra đã có thể tránh khỏi màn ồn ào ở đại sứ quán, nhưng anh lại quyết định giết luôn tên chế bom để “bớt đi một tên tội phạm” cho thế giới. Cảm tính lắm, nhưng bộc lộ bản chất yêu thiện ghét ác rất rõ của Bond. Và điều đó khiến Bond trở nên người hơn. Khán giả giờ đây có thể hiểu  được thứ logic nào đang vận hành trong cái đầu lạnh kia, điều mà mình hiếm khi cảm nhận được ở các Bond tiền nhiệm.

Thông minh, nhạy bén, quyết đoán và lăn xả. Có lẽ nhờ những phẩm chất đó mà M đã quyết định thăng hạng cho Bond. Rốt cuộc bà biết chỉ cần được định hướng và kích thích đúng mức, Bond có cách làm việc hiệu quả hơn ai hết (vâng, mình hết sức nể cách quản lý nhân sự vừa buông vừa nắn này của M, quả ko hổ danh sếp sòng MI6). Quở Bond xa xả đấy, nhưng bà luôn ngầm chống lưng cho Bond trên từng bước hành động của anh. Bà biết anh đột nhập vào laptop của bà tìm dữ liệu và bà bảo anh đi nghỉ mát đi (đúng là vẽ đường cho hươu chạy). Đương nhiên, đây chỉ là 1 chuyến nghỉ mát trá hình. Bond vẫn trên đường làm nhiệm vụ. Nếu M muốn kiềm chế hay ngăn cản Bond, bà đã thay password của mình từ lâu rồi (thế mà khi các anh lính trẻ bảo, bà ngây thơ hỏi “làm quái gì mà anh ta biết được pass của tôi nhỉ?” ;]] ). Sếp thế mới đáng mặt sếp chứ. Judi Dench vẫn chất lừ lừ ra đấy. Best boss ever. Mình thix bà còn hơn của Metryl Streep cơ đấy.

[to be cont]

Speak up my dear! What do you think?